Buôn Đôn nằm cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 40 cây số. Buôn Đôn hay còn được biết tới nhiều hơn với cái tên Bản Đôn quen thuộc. Cả 2 cái tên ấy đều có ý nghĩa là làng Đảo vì nó nằm cạnh con sông Sêrêpốk của rừng núi Tây Nguyên.
Từ rất lâu cho tới nay, Buôn Đôn nổi tiếng với nghề nuôi dưỡng và thuần chủng voi, tạo thành một nét văn hóa đặc sắc và thu hút được không ít sự chú ý từ các du khách du lịch.
Tại đây không chỉ có không gian thiên nhiên hoang dã, mà còn là nơi sinh sống tập trung của các đồng bào dân tộc Ê Đê, Gia Rai… Chính từ sự kết hợp giữa cảnh sắc thiên nhiên và những nét đẹp văn hoa đa sắc tộc ấy đã khiến nơi này trở thành một trong những địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng trong và ngoài nước.
Đây là một địa điểm hoàn hảo để các du khách có thể tìm hiểu về nét văn hóa của người dân tộc ở Tây Nguyên. Mặc cho cuộc sống bên ngoài có phát triển ra sao đi nữa thì nơi đây vẫn giữ được những nét truyền thống riêng từ lâu đời. Nó thể hiện trong những ngôi nhà sàn theo nét kiến trúc cổ truyền hay những nếp sống, nếp sinh hoạt tập thể xa xưa.
Nơi này nằm ngay sát trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột, chỉ cách khoảng 2 cây số. Buôn Ako Dhong hay còn được biết đến với tên gọi khác là Cô Thôn. Khi tới đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc, mà còn có thể được thưởng thức các lời ca, điệu nhạc đầy hấp dẫn, mang đậm nét đẹp của núi rừng bình dị.
Khu du lịch tâm linh này chỉ cách Buôn Đôn khoảng 5 cây số. Điều nổi bật nhất của nơi này chính là bức tượng Quân Âm cao tới gần 40 mét, nổi bật giữa hàng cây xanh ngắt. Không những thế, rải rác xung quanh khu vườn còn có 18 bức tượng của 18 vị La Hán với nhiều biểu cảm, nét mặt khác nhau.
Mặc dù có nhiều người gọi nơi này là chùa nhưng nó lại không phải một không gian chùa khép kín quen thuộc ở hầu hết mọi nơi. Mà ở nơi đây, nó được xây theo lối kiến trúc mở, giúp du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên của nơi núi rừng.
Khu mộ nằm trong nghĩa trang Buôn Đôn, là một nơi chứa đựng những nét văn hóa tâm linh truyền thống của các đồng bào dân tộc tại đây.
Vị vua Khunjanob là một vị trù trưởng được vô vàn người dân trong vùng nể phục, yêu quý bởi ông là người có công lao không hề nhỏ trong việc hình thành nên nghề săn bắt và thuần dưỡng voi lâu đời.
Cũng vì thế mà sau khi ông qua đời, người dân tại đây đã xây dựng nên khu mộ này để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn với vị vua của núi rừng. Cho tới ngày nay, khu mộ đã trở thành một trong các địa điểm tham quan du lịch và là nơi để các du khách có thể tìm hiểu về lịch sử của vùng Buôn Đôn.
Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 40 cây số. Nó sở hữu một diện tích vô cùng rộng lớn, lên tới hơn 115.000 ha và hơn 133.000 ha vùng đệm bao quanh. Với vùng diện tích ấy, nó không chỉ thuộc về 1 địa phương của Đăk Lăk mà nằm ở 2 huyện của Đăk Lăk và cả 1 huyện của tỉnh Đăk Nông. Với những thông tin đáng ngạc nhiên ấy thì cũng không lạ gì khi nó chính là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất nước ta.
Nhờ thế mà khi tới đây, các du khách sẽ được chìm trong không gian siêu rộng của núi rừng và bạt ngàn cây xanh đầy hoang sơ. Bên cạnh đó, vườn Yok Đôn cũng là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật, trong đó có nhiều loài được liệt vào danh sách các động vật quý hiếm cần bảo vệ.
Vườn Chư Yang Sin nằm cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 60 cây số và sở hữu diện tích hơn 59000 ha.
Đây cũng là một trong những khu vườn quốc gia lớn của tỉnh Đăk Lăk. Không giống với vườn quốc gia Yok Đôn, nơi này sở hữu nhiều núi cao hơn và đặc biệt còn có đỉnh núi Chư Yang Sin – đỉnh núi cao nhất của Đăk Lăk với độ cao lên tới hơn 2400 mét.
Với độ cao ấy, nơi này có khá nhiều sườn dốc và có nền nhiệt độ hơi thấp hơn so với nền nhiệt chung ở Đăk Lăk. Ngoài ra thì tại đây cũng có nhiều các loại động thực vật, và có hơn 44 loài quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Đây là một địa điểm thu hút khá nhiều các phượt thủ khi đến với Đăk Lăk. Bởi tại đây sở hữu hệ thống hang đá khá hiểm trở và đầy tính mạo hiểm. Vì vậy mà nó tạo ra được sự kích thích, khiến các du khách nóng lòng được khám phá, trải nghiệm.
Hồ Lăk cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 56 cây số. Đây là hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất của vùng rừng núi Tây Nguyên. Cả một hồ nước rộng lớn nằm lọt thỏm giữa những dãy núi trập trùng, khiến cho du khách có được một cảm giác yên bình khi đi lạc vào nơi này.
Hồ Eao Kao cách thành phố Buôn Mê Thuột 12 cây số về phía Đông Nam. Nó được hình thành nên từ việc chặn một số dòng suối nơi đây lại để phục vụ cho việc xây dựng công trình thủy lợi.
Hồ Ea Kao không được lớn như hồ Lăk mà sở hữu diện tích nghiêm tốn hơn là 120 ha. Thế nhưng nó lại sở hữu một vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn vô cùng, đặc biệt là vào các buổi chiều tà. Đặc biệt nơi này đã được phát triển để đưa vào phục vụ du lịch, bởi vật nó còn có cả các khu vui chơi, nghỉ ngơi và nhà hàng để phục vụ cho du khách.
Cụm hai con thác này có lẽ cũng không còn xa lạ gì với các du khách nữa rồi đúng không nào! Nơi này sở hữu trọn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên với sự kết hợp hoàn hảo giữa núi non và hồ nước.
Đặc biệt, các hang động ẩn phía sau dòng thác nước dữ dội luôn là những thử thách đầy hấp dẫn khiến các du khách không thể không khám phá.
Thác Krông Kmar là một trong những địa điểm du lịch Đăk Lăk lý tưởng dành cho dân phượt. Nó nằm ở gần vườn quốc gia Chư Yang Sin và bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Yang Sin cao nhất của nơi này.
Từ trên đỉnh núi cao, dòng suối Krông Kmar len lỏi chảy xuống dưới chân núi, tạp thành dòng thác vừa có chút gì đó hoang sơ, vừa có chút gì đó lãng mạn, thơ mộng khác hẳn so với những con thác khác.
Đây có lẽ là một trong những con thác đẹp nhất của vùng rừng núi Tây Nguyên. Nó sở hữu một nét gì đó rất đặc biệt và hơi giống với con thác nhân tạo.
Thác có 3 tầng, mang hình dáng như những bậc thang. Để rồi dòng nước chảy từ tầng cao nhất xuống tầng thấp nhất, tạo thành những bọt nước trắng xóa.
Nhà thờ này nằm ở số 2 đường Phan Chu Trinh của thành phố Buôn Mê Thuột.
Nơi này là nhà thờ chính tòa của giáo phận nơi đây. Không giống với những nhà thờ mà bạn vẫn thường thấy, nhà thờ Thánh Tâm mang một nét rất đặc trưng của kiến trúc ở vùng dân tộc. Chính điều đó đã tạo ra nét đặc biệt cho nơi này, khiến nó trở thành một trong những địa điểm du lịch Đăk Lăk mà du khách không thể bỏ qua.
Đây là một trong những công trình cổ còn sót lại của người Chăm Pa cổ tại vùng đất Tây Nguyên này. Nó còn có tên gọi khác là tháp Chàm Rừng Xanh. Tại đây có thờ thần Siva, hay còn được biết đến là vị thần vĩ đại theo quan niệm của người Chăm Pa xưa.
Nằm ở giữa nơi núi rừng hoang sơ nên tháp Yang Prong cũng sở hữu những nét cổ kính và hoang sơ mâng đậm nét Tây Nguyên. Bởi vậy giờ đây nó trở thành 1 di tích văn hóa với những ý nghĩa lớn về mặt văn hóa, tinh thần của vùng đất này.
Như vậy, chắc chắn các địa điểm du lịch Đăk Lăk đã khiến các bạn đều nóng lòng muốn được tới đây và khám phá rồi đúng không nào! Bởi vậy, nhanh chân rủ bạn bè và đi thôi nào!
Nguồn: vntrip.vn