22-12-2020     93 Lượt xem

Đất khai hoang có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không?

Đất khai hoang có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không?

Trường hợp để làm tin khi anh họ cho tôi một phần đât để tôi làm giấy tờ cho anh ấy tôi có thể lập vi bằng được không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai 2013

Nghị định 43 năm 2014 NĐ-CP

Nghị định 61/2009/NĐ-CP

Nghị định 135/2013/NĐ-CP

Thông tư 24/2014 TT-BTNMT

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Theo Nghị định 43 năm 2014 NĐ-CP thì căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định như sau:

– Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).

– Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây:

+ Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;

+ Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

+ Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;

+ Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;

+ Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;

+ Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;

+ Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

+ Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;

+ Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;

+ Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

– Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất.

– Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất.

Như vậy, trường hợp anh họ của bạn đã có bản đồ đo đạc năm 1985 và bản đồ 1995, cùng với giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã xác nhận đất đã sử dụng ổn định từ năm 1979 và nay đất không có tranh chấp phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thứ hai, Về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với đất lần đầu:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014 TT-BTNMT, bao gồm:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK.

– Giấy xác nhận đất không có tranh chấp của Ủy ban nhân dân xã nơi có đất.

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Chứng minh thư, sổ hộ khẩu (bản sao) của gia đình.

Thứ ba, về thu tiền sử dụng đất:

Tại Điều 6 Nghị định 45 năm 2014 NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, nếu được cấp Giấy chứng nhận thì thu tiền sử dụng đất như sau:

a) Trường hợp đất có nhà ở thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng trong hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân; đối với diện tích đất ở vượt hạn mức công nhận đất ở (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở, nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng lâu dài thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để ở mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, nhưng nay nếu được Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thì phải nộp 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức công nhận đất ở theo giá đất quy định tại Bảng giá đất; nộp 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất vượt hạn mức công nhận đất ở theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở, nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng lâu dài thì phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này của loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất cao nhất quy định tại Khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy, căn cứ quy định trên, trường hợp gia đình bạn đang sử dụng đất có nhà ở thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất ở theo giá đất quy định tại Bảng giá đất; đối với diện tích đất ở vượt hạn mức (nếu có) thì phải nộp bằng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ tư, Lập vi bằng:

Căn cứ Điều 26, Điều 27, Điều 29 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2013/NĐ-CP.

Vi bằng là gì ?

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khá.

Giá trị của vi bằng
Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
+ Vi bằng chứng thực sự kiện, hành vi xảy ra theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân: sự kiện giao nhận tiền, gửi thông báo đòi nhà, đòi nợ, xác lập hợp đồng, lập di chúc; hành vi vi phạm pháp luật của người khác, hành vi sử dụng nhà thuê không đúng mục đích…
+ Vi bằng ghi nhận hiện trạng các công trình liền kề, lân cận, dùng để lập hồ sơ xây dựng;
+ Vi bằng dùng làm chứng cứ để yêu cầu cơ quan bảo hiểm bồi thường;
+ Vi bằng về các sự kiện, hành vi khác xảy ra trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh.

Thủ tục lập vi bằng gồm các bước sau:

Bước 1: Người có nhu cầu lập vi bằng đến văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng.

Thừa phát lại (hoặc Thư ký nghiệp vụ) có thể tiếp nhận nhu cầu của khách hàng nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Người muốn lập vi bằng sẽ điền vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng.

Khách hàng sẽ ký vào phiếu thỏa thuận lập vi bằng, phiếu đảm bảo cho các nội dung sau:

– Nội dung cần lập vi bằng;

– Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

– Chi phí lập vi bằng;

– Các thỏa thuận khác, nếu có.

Người có yêu cầu lập vi bằng sẽ đóng chi phí lập vi bằng cho Thừa phát lại.

Việc thỏa thuận lập vi bằng sẽ được lập thành 02 bản, người có yêu cầu lập vi bằng sẽ giữ 01 bản, văn phòng thừa phát lại sẽ giữ 01 bản.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực.

Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng:

– Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

– Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;

– Người tham gia khác (nếu có);

– Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;

– Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

– Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

– Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp trực thuộc để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Trước khi giao vi bằng, thừa phát lại (hoặc thư ký nghiệp vụ) đề nghị khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng. Thừa phát lại giao lại cho khách hàng một bản chính của vi bằng.

Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định tại khoản 4, Điều 26 của Nghị định này. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.

Nguồn: Luật Minh Khuê

TIN KHÁC
  • Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không? Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào?

    Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không? Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào?

    Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không? Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng ...
  • 04 LƯU Ý VỀ CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT 134 (ĐẤT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ)

    04 LƯU Ý VỀ CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT 134 (ĐẤT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ)

    04 LƯU Ý VỀ CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT 134 (ĐẤT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ) Chuyển nhượng đất 134 (đất của người ...
  • Chàng trai miền Trung thoát bẫy nhà kê biên nhờ một câu hỏi

    Chàng trai miền Trung thoát bẫy nhà kê biên nhờ một câu hỏi

    Chàng trai miền Trung thoát bẫy nhà kê biên nhờ một câu hỏi Tìm được ngôi nhà vừa rẻ vừa đẹp, vợ chồng tôi vội vã ...
  • Sự khác nhau giữa quy hoạch 1/500 và 1/2000

    Sự khác nhau giữa quy hoạch 1/500 và 1/2000

    Sự khác nhau giữa quy hoạch 1/500 và 1/2000 Quy hoạch 1/2000 là cơ sở để thực hiện quy hoạch 1/500 và xét duyệt giấy phép xây ...
  • Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính

    Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính

    Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính Các ký hiệu loại đất như MNC là gì? NCS là gì? DCS là gì? ONT là gì? ODT ...
  •  NHÀ ĐẤT THEO KHU VỰC
  • BUÔN BÔNG (4)
  • BUÔN ĐÔN (48)
  • BUÔN HỒ (5)
  • Cư Ebua (194)
  • CƯ KUIN (20)
  • ĐĂK NÔNG (12)
  • Đấu giá Ama Jhao (2)
  • Ea Kao (128)
  • EA KAR (1)
  • Ea Nuol (13)
  • Ea Tam (161)
  • Ea Tu (58)
  • Gia Lai (1)
  • Hồ Ea Nhái (7)
  • Hòa Khánh (41)
  • Hòa Phú (12)
  • Hòa Thắng (80)
  • Hòa Thuận (25)
  • Hòa Xuân (8)
  • Hoàng Anh Gia Lai (3)
  • Huyện Cư Mgar (85)
  • Huyện Krông Păk (23)
  • Khánh Xuân (57)
  • KOMLEO (14)
  • Krông Ana (2)
  • KRÔNG ANA (3)
  • Krông Bông (2)
  • KRÔNG BÔNG (1)
  • Krông Năng (1)
  • METRO (7)
  • Tân An (136)
  • Tân Hoà (41)
  • Tân Lập (124)
  • Tân Lợi (200)
  • Tân Thành (99)
  • Tân Tiến (64)
  • Thắng Lợi (14)
  • Thành Công (45)
  • Thành Nhất (120)
  • Thống Nhất (12)
  • Tự An (62)
  • Xã Ea Bar (4)
  • Xã Krông Na (0)
  •  NHÀ ĐẤT TUYẾN ĐƯỜNG
  • 10/3 (32)
  • 11A (1)
  • 12A (1)
  • 14A (1)
  • 18A (1)
  • 19/5 (21)
  • 19B (2)
  • 1A (7)
  • 20A (3)
  • 25B (2)
  • 26A (2)
  • 27B (1)
  • 30/4 (15)
  • 3B (1)
  • 3KC (1)
  • 5KC (1)
  • 6A (1)
  • 6B (1)
  • 8B (1)
  • 9A (1)
  • A (2)
  • A Dừa (3)
  • A Tranh (3)
  • A1 (1)
  • A10 (1)
  • A11 (3)
  • A12 (5)
  • A13 (1)
  • A2 (1)
  • A3 (2)
  • A4 (1)
  • A5 (2)
  • A6 (2)
  • A7 (6)
  • A8 (2)
  • A9 (1)
  • Ama Jhao (14)
  • Ama Khê (23)
  • Ama Pui (1)
  • Ama Sa (1)
  • Ami Đoan (1)
  • An Dương Vương (4)
  • Âu Cơ (1)
  • B2 (6)
  • B3 (6)
  • B4 (2)
  • B5 (3)
  • B7 (1)
  • Bà Triệu (1)
  • Bùi Huy Bích (1)
  • Bùi Thị Xuân (1)
  • BUÔN BÔNG (3)
  • Buôn Đất – HĐơk (15)
  • BUÔN ĐÔN (10)
  • Buôn Hồ (1)
  • Buôn Hrat (1)
  • BUÔN HUÊ (3)
  • Buôn Ju (13)
  • Buôn KBu (2)
  • Buôn Komleo (2)
  • Buôn Ky (8)
  • BUÔN MAP – EA PÔK (2)
  • Buôn Tara (1)
  • Buôn Trấp (1)
  • C (1)
  • Cao Bá Quát (2)
  • Cao Thắng (10)
  • CAO THÀNH (2)
  • Cao Xuân Huy (3)
  • Chu Huy Mân (1)
  • Chu Mạnh Trinh (1)
  • Chu Văn An (4)
  • Chu Văn Tấn (1)
  • CMT8 (1)
  • Cống Quỳnh (2)
  • Cư Bao (1)
  • Cư bua (5)
  • Cù Chính Lan (1)
  • Cư Jut (4)
  • CƯ KUIN (5)
  • Cư Suê (18)
  • Cuôr Đăng (5)
  • Cuôr Knia (1)
  • Dã Tượng (9)
  • Dương Vân Nga (7)
  • Đại Lộ Đông Tây (13)
  • ĐĂK NÔNG (3)
  • ĐAM SAN (2)
  • Đặng Dung (1)
  • Đặng Nguyên Cẩn (1)
  • Đặng Tất (2)
  • Đặng Thái Thân (4)
  • Đặng Trần Côn (4)
  • Đặng Văn Ngữ (5)
  • ĐẶNG VŨ HIỆP (1)
  • Đào Doãn Địch (4)
  • ĐÀO DUY ANH (1)
  • Đào Duy Từ (2)
  • Đào Tấn (3)
  • ĐẤU GIÁ (6)
  • Đấu giá Tân Phong (2)
  • Điện Biên Phủ (3)
  • Điểu Văn Cải (1)
  • Đinh Công Tráng (5)
  • Đinh Lễ (1)
  • Đinh Núp (8)
  • Đinh Tiên Hoàng (8)
  • Đỗ Nhuận (11)
  • Đỗ Xuân Hợp (18)
  • Đồng Khởi (1)
  • Đồng Sỹ Bình (3)
  • Đường C (1)
  • Đường Tránh Hồ Chí Minh (1)
  • E (2)
  • Ea Bar (10)
  • Ea bhok (1)
  • Ea Chu Cáp (8)
  • Ea Drơng (2)
  • Ea Kao (95)
  • Ea Kmat (4)
  • Ea MDroh (1)
  • Ea Nao (5)
  • Ea Nhái (5)
  • Ea Nhái (1)
  • Ea Ning (1)
  • Ea Nuol (17)
  • Ea Pok (9)
  • Ea Tiêu (9)
  • Ea TLing (1)
  • Ea Tu (22)
  • G (1)
  • Giải Phóng (45)
  • Giáp Hải (3)
  • H (2)
  • Hà Huy Tập (38)
  • Hai Bà Trưng (6)
  • Hải Thượng Lãn Ông (1)
  • Hàn Mặc Tử (2)
  • Hàn Thuyên (1)
  • HIỆP PHÚC (3)
  • Hồ Ea Nhái (3)
  • Hồ Giáo (4)
  • Hồ Tùng Mậu (4)
  • Hồ Xuân Hương (2)
  • Hoà Khánh (15)
  • Hoà Nam (1)
  • HÒA PHÚ (8)
  • HÒA THẮNG (26)
  • Hoà Thuận (6)
  • Hoà Xuân (2)
  • Hoàng Anh Gia Lai (4)
  • Hoàng Diệu (6)
  • Hoàng Đình Ái (1)
  • Hoàng Hoa Thám (3)
  • Hoàng Minh Thảo (1)
  • Hoàng Thế Thiện (8)
  • Hoàng Văn Thái (1)
  • Hoàng Văn Thụ (1)
  • Hoàng Xuân Thành (1)
  • Hùng Vương (23)
  • Kbu (6)
  • Khánh Xuân (6)
  • KHU ĐÔ THỊ ÂN PHÚ (1)
  • Kim Đồng (4)
  • Komleo (21)
  • Kpa Nguyên (6)
  • KRÔNG A (6)
  • L (1)
  • Lạc Long Quân (3)
  • Lê Cảnh Tuân (1)
  • Lê Chân (2)
  • Lê Công Kiều (1)
  • Lê Duẩn (20)
  • Lê Hồng Phong (5)
  • Lê Lai (1)
  • Lê Lợi (1)
  • Lê Minh Xuân (3)
  • Lê Quý Đôn (4)
  • Lê Thánh Tông (3)
  • Lê Thị Hồng Gấm (3)
  • Lê Thị Riêng (7)
  • Lê Trọng Tấn (1)
  • Lê Văn Hưu (1)
  • Lê Văn Nhiễu (2)
  • Lê Vụ (6)
  • Liên Doanh 2 (2)
  • Liên thôn 8 (3)
  • Lương Anh Quang (3)
  • Lương Thế Vinh (14)
  • Lý Chính Thắng (2)
  • Lý Thái Tổ (11)
  • Lý Thường Kiệt (1)
  • Lý Tự Trọng (7)
  • MÁ HAI (1)
  • Mạc Đĩnh Chi (8)
  • Mai Hắc Đế (27)
  • Mai Thị Lựu (24)
  • Mai Xuân Thưởng (7)
  • Mậu Thân (4)
  • Metro (2)
  • N2 (1)
  • Nam Quốc Cang (6)
  • Nay Der (5)
  • Nay Thông (3)
  • Ngô Chí Quốc (1)
  • Ngô Gia Tự (1)
  • Ngô Mây (1)
  • Ngô Quyền (10)
  • Ngô Thì Nhậm (1)
  • Ngô Văn Năm (3)
  • Nguyễn An Ninh (6)
  • Nguyễn Biểu (1)
  • Nguyễn Bính (1)
  • Nguyễn Chánh (2)
  • Nguyễn Chí Thanh (27)
  • Nguyễn Cơ Thạch (10)
  • Nguyễn Công Trứ (13)
  • Nguyễn Cư Trinh (2)
  • Nguyễn Du (1)
  • Nguyễn Duy Trinh (1)
  • Nguyễn Đình Chiểu (6)
  • NGUYỄN ĐÌNH THI (3)
  • NGUYỄN GIA THIỀU (1)
  • Nguyễn Hiền (1)
  • Nguyên Hồng (1)
  • Nguyễn Hồng Ưng (4)
  • Nguyễn Huệ (1)
  • Nguyễn Hữu Thấu (20)
  • Nguyễn Hữu Thọ (2)
  • Nguyễn Khắc Tính (3)
  • Nguyễn Khuyến (11)
  • Nguyễn Kim (2)
  • Nguyễn Kinh Chi (1)
  • Nguyễn Lâm (2)
  • Nguyễn Lương Bằng (25)
  • Nguyễn Phúc Chu (11)
  • Nguyễn Sinh Sắc (5)
  • Nguyễn Sơn (2)
  • Nguyễn Tất Thành (7)
  • Nguyễn Thái Bình (24)
  • Nguyễn Thái Học (1)
  • Nguyễn Thị Định (38)
  • Nguyễn Thị Minh Khai (3)
  • Nguyễn Thiếp (1)
  • Nguyễn Thông (1)
  • Nguyễn Thượng Hiền (3)
  • Nguyễn Trác (6)
  • Nguyễn Tri Phương (19)
  • Nguyễn Trường Tộ (11)
  • Nguyễn Tuân (2)
  • Nguyễn Văn Cừ (29)
  • Nguyễn Văn Linh (5)
  • Nguyễn Viết Xuân (1)
  • Nguyễn Xuân Nguyên (15)
  • Nơ Trang Gưh (7)
  • Nơ Trang Long (2)
  • Ô Việt Ea Pan (2)
  • Phạm Hồng Thái (5)
  • Phạm Hùng (7)
  • Phạm Ngọc Thạch (2)
  • Phạm Ngũ Lão (51)
  • Phạm Phú Thứ (5)
  • PHẠM VĂN BẠCH (3)
  • Phạm Văn Đồng (17)
  • Phan Bội Châu (27)
  • Phan Chu Trinh (4)
  • Phan Đăng Lưu (3)
  • Phan Đình Phùng (2)
  • Phan Huy Chú (17)
  • Phan Kiệm (4)
  • Phan Phú Tiên (1)
  • PHAN TRỌNG TUỆ (2)
  • Phan Văn Đạt (1)
  • Phù Đổng (2)
  • Phùng Hưng (7)
  • Pi Năng Tắc (1)
  • QL 14 – 26 (11)
  • QUẢNG HIỆP (2)
  • Quảng Tiến (1)
  • Quang Trung (14)
  • Quốc lộ 14 (61)
  • Quốc Lộ 26 (38)
  • Quốc Lộ 27 (24)
  • Quỳnh Ngọc (1)
  • RƠ CHĂM YƠN (3)
  • Săm Brăm (8)
  • Serepok (1)
  • Siu Bleh (1)
  • TẠ QUANG BỬU (1)
  • Tản Đà (1)
  • TÂN HƯNG (9)
  • TÂN PHONG (5)
  • Tán Thuật (1)
  • TĂNG BẠT HỔ (1)
  • TARA (4)
  • Tây Sơn (14)
  • TDP 8 TÂN AN (1)
  • TDP8 – TÂN AN (2)
  • Thái Phiên (3)
  • Thăng Long (1)
  • THẾ LỮ (1)
  • Thi Sách (3)
  • THÔN 3 (4)
  • thôn 4 (5)
  • THÔN 6 CƯ BUA (12)
  • Thôn 8 (15)
  • Thôn 8 Cư Bua (14)
  • Thủ Khoa Huân (8)
  • Tỉnh lộ 1 (25)
  • Tỉnh lộ 2 (12)
  • Tỉnh lộ 5 (25)
  • Tỉnh lộ 8 (56)
  • Tô Hiệu (3)
  • Tố Hữu (22)
  • Tôn Thất Tùng (7)
  • Tống Duy Tân (2)
  • Trần Bình Trọng (2)
  • Trần Cao Vân (1)
  • Trần Đại Nghĩa (1)
  • Trần Đức (1)
  • Trần Hưng Đạo (3)
  • TRẦN KHẮC CHÂN (1)
  • Trần Khánh Dư (2)
  • TRẦN KHÁT CHÂN (1)
  • Trần Kiên (4)
  • Trần Nhân Tông (12)
  • Trần Nhật Duật (6)
  • Trần Phú (16)
  • Trần Quang Diệu (1)
  • Trần Quý Cáp (38)
  • Trần Trung Lương (1)
  • Trần Văn Phụ (4)
  • TRỊNH VĂN CẤN (2)
  • Trục Lộ 1 Buôn Ky (6)
  • Trục Lộ 2 Buôn Ky (2)
  • Trục Lộ 3 Buôn Ky (2)
  • Trục Lộ 4 Buôn Ky (2)
  • Trục Lộ 5 Buôn Ky (1)
  • Trương Công Định (6)
  • TRƯƠNG ĐĂNG QUẾ (3)
  • Trương Quang Tuân (1)
  • Trường Sơn Đông (1)
  • Tự Thành (1)
  • Tuệ Tĩnh (11)
  • Văn Tiến Dũng (7)
  • Vạn Xuân (22)
  • VÀNH ĐAI 14 – 26 EA TU (8)
  • Vành Đai Tránh Tây (20)
  • Vành đai tránh Tây 30/4 (10)
  • Võ Duy Thanh (1)
  • Võ Thị Sáu (7)
  • Võ Trung Thành (2)
  • Võ Văn Kiệt (13)
  • Xô Viết Nghệ Tĩnh (8)
  • Xuân Diệu (3)
  • Y Bhin (2)
  • Y Bih Aleo (2)
  • Y Đôn (1)
  • Y Jut (1)
  • Y Khu (2)
  • Y Linh Niê KĐăm (1)
  • Y Moan (87)
  • Y Ngông (20)
  • Y Ni Ksor (7)
  • Y Nuê (11)
  • Y Plo Eban (2)
  • Y Tlam Kbuor (1)
  • Y Út Niê (1)
  • Y Wang (90)
  • YANG REH (1)